Báo cáo Sơ kết 06 tháng đầu năm 2022 về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Báo cáo Sơ kết 06 tháng đầu năm 2022 về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số kí hiệu Số: 198 /BC-TCTĐA06
Ngày ban hành 09/06/2022
Ngày bắt đầu hiệu lực 09/06/2022
Thể loại Văn bản
Lĩnh vực Văn bản chỉ đạo điều hành
Cơ quan ban hành Khác
Người ký Nguyễn Văn Hùng

Nội dung

UBND XÃ CẨM HÀ
TỔ CÔNG TÁC ĐỀ ÁN 06 XÃ

Số: 198 /BC-TCTĐA06
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cẩm Hà, ngày 09  tháng 6 năm 2022

                                                                               BÁO CÁO
Sơ kết 06 tháng đầu năm 2022 về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030


I. KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 06
1. Công tác chỉ đạo triển khai
(1) Kết quả:
         - Ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 07/4/2022 về Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã Cẩm Hà.
         - Ban hành Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 về thành lập Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
         - Ban hành các Quyết định số 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của UBND xã về thành lập Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại 08 thôn trên địa bàn xã.
         - Ban hành Kế hoạch số 55/KH-CAX ngày 22/3/2022 về Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã Cẩm Hà.
         - Ban hành Kế hoạch số 77/KH-CAX ngày 27/4/2022 về tuyên truyền việc triển khai thực hiện Đề án “phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trong Công an xã Cẩm Hà.
         - Ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 về thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
         - Phụ lục phân công trách nhiệm Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong Công an Cẩm Hà.
 (2) Tồn tại, vướng mắc:
- Trình độ người dân trong tiếp cận Công nghệ Thông tin còn hạn chế nên khó khăn trong việc thực hiện.
- Địa bàn tương đối nhỏ, giao thông đi lại thuận tiện nên việc nộp hồ sơ trực tiếp được đa số người dân lựa chon mặc dù đã tuyên truyền hướng dẫn.
- Việc tiếp nhận hồ sơ qua Dịch vụ công, ở khâu kiểm tra thông tin thường xuất hiện việc không khớp nên không thể tiếp nhận được dẫn đến phiền hà cho nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ.
          2. Kết quả các mặt công tác
2.1. Về triển khai DVC
(1) Kết quả điều tra cơ bản, khảo sát:
- Về công dân trên địa bàn về am hiểu công nghệ, sử dụng thiết bị máy tính, internet để đăng ký giải quyết DVC: Công dân am hiểu công nghệ thường năm ở độ tuổi dưới 32 tuổi, tuy nhiên độ tuổi rất ít đến giao dịch. Độ tuổi thường xuyên đến giao dịch thường trên 45 tuổi lại ít am hiểu về công nghệ nên công dân rất ngại việc sử dụng dịch vụ công và tỷ lệ dùng smartphone hiện đang còn rất ít và hạn chế do điều kiện kinh tế còn khó khăn.
- Về tỉ lệ dịch vụ đăng ký DVC trên địa bàn dịch vụ nào nhiều nhất, dịch vụ nào ít nhất: Trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp nhận qua Dịch vụ công của toàn xã là 309 hồ sơ. Trong đó Dịch vụ công trên lĩnh vực tư pháp chiếm tỷ lệ cao nhất. Dịch vụ công đăng ký thường trú tỷ lệ trung bình. Tỷ lệ thấp nhất là dịch vụ công trên lĩnh vực văn hoá chính sách. Trong đó có 52 trường hợp thực hiện dịch vụ công mức độ 3.
(2) Hiện trạng việc giải quyết các hồ sơ dịch vụ công trực tuyến: Hiện tại hệ thống máy móc, trang thiết bị tại bộ phận một cửa chưa được bố trí đầy đủ, hệ thống mạng tương đối ổn định sẵn sàng phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết, xử lý hồ sơ cho người dân.
- Hiện trạng việc xử lý các thủ tục hành chính liên thông tại bộ phận một cửa, các bộ phận chuyên môn: Các bộ phận chuyên môn đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn trong việc liên thông giải quyết, xử lý hồ sơ đối với các hồ sơ tiếp nhận trực tiếp. Đối với hồ sơ tiếp nhận qua Dịch vụ công còn rất hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là người dân khó khăn trong tiếp cận Công nghệ thông tin, ngại nộp hồ sơ trực tuyến mặc dù đã tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên. 
- Cán bộ được bố trí tại bộ phận một cửa đều có sự am hiểu về CNTT trình độ cơ bản và chưa đồng đều, tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ cho việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ Dịch vụ công.
          - Việc hỗ trợ điền thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu vào biểu mẫu điện tử được lãnh đạo UBND quán triệt, chỉ đạo đối với cán bộ ở bộ phận một của trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện.
          - Công tác tuyên truyền 25 dịch vụ công thiết yếu: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng như qua hệ thống loa truyền thanh, mạng internet, các hội nghị, cuộc họp thôn, trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook… để người dân biết và thực hiện. Qua thực tế trực tiếp giao dịch, tiếp nhận xử lý hồ sơ thì cho thấy đa số người dân mong muốn được nộp hồ sơ trực tiếp vì được sự hỗ trợ hướng dẫn của cán bộ tiếp dân, có người dân còn cho ý kiến việc nộp hồ sơ qua dịch vụ công phức tạp và mất thời gian.
(3) Hiện trạng quy trình phối hợp nghiệp vụ thực hiện thủ tục liên thông: Hiện tại đã thực hiện được việc liên thông trên phần mềm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi với 30 trường hợp; Quy trình liên thông mới thực hiện qua tiếp nhận hồ sơ trực tiếp được giải quyết xử lý liên thông qua các lĩnh vực tại bộ phận một cửa.
(4) Hiện trạng quy trình phối hợp nghiệp vụ thực hiện thủ tục liên thông: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí: Công tác liên thông mới thực hiện qua công tác phối hợp, cấp giấy xác nhận và thông tin liên quan để công dân thực hiện các thủ tục bằng văn bản giấy. Chưa thực hiện được liên thông trên hệ thống.
 (5) Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh đã đảm bảo theo quy định tại điều 25, Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 (Phiên bản 1.0): Hiện tại qua thực hiện thấy Cổng dịch vụ công cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác đưa ra và chưa phát sinh các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan. Quá trình thực hiện tiếp theo nếu phát sinh vấn đề liên quan sẽ báo cáo kịp thời.
          (6) Khả năng đồng bộ hồ sơ giữa hệ thống một cửa điện tử của địa phương và Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công các bộ, ngành; Khả năng đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động vận hành, kết nối; khả năng quản lý tài khoản và xác thực tập: Hiện tại sử dụng chưa ổn định, chưa phát sinh các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan.
(7) Hiện trạng các hệ thống phần mềm và quy trình thực hiện thủ tục liên thông trên các hệ thống phần mềm:
- Hiện tại việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công của đơn vị còn rất hạn chế, nguyên nhân do địa bàn tương đối nhỏ, giao thông đi lại thuận tiện nên người dân mong muốn được thực hiện hồ sơ trực tiếp nên chưa đáp ứng thực hiện theo chỉ tiêu đề ra.
-  Các lĩnh vực tại bộ phận một cửa gồm: Công an, Tư pháp, Địa chính, Chính sách. Chưa liên kết với phần mềm nào khác trong công tác giải quyết hồ sơ.
-  Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử - Bộ Tư Pháp: các phần mềm của BTP có liên kết về dữ liệu với nhau. Các biến động hộ tịch của 1 công dân được tra cứu. Việc số hóa sổ hộ tịch được cán bộ Tư pháp nhập lên hệ thông phần mềm đầy đủ. Hệ thống đăng ký khai sinh điện tử có liên kết với các phần mềm khác để giải quyết thủ tục dvc. Kết quả của việc đăng ký khai sinh thành công được lưu trữ dưới dạng các thông tin chi tiết. Các kết quả được tận dụng cho các nghiệp vụ khác. Có bản giấy khai sinh điện tử. Hệ thống đăng ký khai sinh điện tử có liên kết với hệ thống 1 cửa.
-  Hệ thống BHXH điện tử - BHXH: Các phần mềm của BHXH được liên kết dữ liệu liên thông với nhau. Kết quả thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được lưu dưới dạng các thông tin chi tiết. Được tái sử dụng cho các nghiệp vụ khác.
-  Hệ thống CSDLQG về dân cư - Bộ Công an: Không
 (8) Hiện trạng hạ tầng CNTT của các đơn vị tham gia vào thủ tục liên thông: Hiện tại các lĩnh vực bộ phận một cửa chỉ bố trí hệ thống máy tính và máy in.
 (9) Báo cáo về hiện trạng đường truyền của các đơn vị tham gia vào thủ tục liên thông: Đường truyền ổn định.
 (10) Vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống: Đảm bảo tính an toàn.
2.2. Rà soát, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa tài liệu theo nội dung nhiệm vụ chỉ đạo tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2022, trong đó, tập trung báo cáo:
(1) Về hạ tầng CNTT phục vụ số hóa: Bố trí máy tính, máy in, scan.
(2) Về quy trình số hóa và việc tái sử dụng kết quả số hóa: Đang chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
(3) Lộ trình, kế hoạch và các nguồn dữ liệu để số hóa: Đang từng bước xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo chỉ đạo cấp trên.
(4) Nguồn nhân lực phục vụ số hóa: Sử dụng nguồn lực sẵn có của các lĩnh vực liên quan.
2.3. Đánh giá việc làm sạch dữ liệu theo Công điện 104/CĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Chính phủ, trong đó:
(1) Kết quả rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã dược đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền với dữ liệu về dân cư: Đang tổ chức triển khai thực hiện.
(2) Kết quả rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu dân cư: 200 trườg hợp.
(3) Kết quả rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu an sinh xã hội với dữ liệu dân cư: Công an xã đã phối hợp rà soát, phối hợp với đơn vị bạn trao đổi, cập nhật thông tin bảo hiểm y tế  và thông tin bảo hiểm xã hội  cho công dân vào hệ thống.
2.4. Báo cáo kết quả đánh giá thành phần công nghệ thông tin thiết yếu dựa trên văn bản hướng dẫn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(1) Kết quả rà soát, lập dự án, xây dựng dự toán chi tiết, trong đó, so sánh với yêu cầu của hướng dẫn 1552 đang còn thiếu gì: Chưa thực hiện
(2) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc: Không
2.5. Kết quả triển khai quy trình làm sạch dữ liệu thông tin tiêm chủng theo văn bản hướng dẫn số 2622/BYT-CNTT ngày 04/5/2022 của Bộ Y tế; kết quả triển khai 931/BYT-BH ngày 28/02/2022 của Bộ Y tế về sử dụng thẻ CCCD thay thế bảo hiểm xã hội phục vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện.
(1) Kết quả : Phối hợp làm sạch 200 trường hợp.
(2) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc: Chưa phát sinh
2.6. Về nguồn nhân lực
(1) Báo cáo thực trạng nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ công, đặc biệt là lực lượng tại bộ phận một của và cán bộ có trình độ công nghệ thông tin, nghiệp vụ chuyên ngành; đánh giá rà soát việc nơi thiếu, nơi dư thừa: Hiện tại cán bộ tại bộ phận một cửa cơ bản đảm bảo số lượng và trình độ thực hiện dịch vụ công.
(2) Lộ trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công việc được giao theo thẩm quyền; bổ sung, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc triển khai Đề án 06/CP: Sắp xếp, bố trí cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ khi có yêu cầu.
2.7. Về kinh phí, ngân sách đầu tư để triển khai
(1) Đánh giá, rà soát thực trạng việc đầu tư, có lộ trình giải pháp đầu tư kịp thời và cắt giảm việc đầu tư trùng dẫm: Cân đối ngân sách, trang bị các trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.
(2) Báo cáo kết quả triển khai kinh phí thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 1304/BTC-VI ngày 10/02/2022 của Bộ Tài chính và Công văn số 933/BKHĐT ngày 16/02/2022 về hướng dẫn bố trí nguồn lực phục vụ thực hiện triển khai Đề án 06/CP.
2.8. Về triển khai một số giải pháp cho các lĩnh vực
- Ứng dụng dữ liệu dân cư, CCCD, định danh điện tử thí điểm triển khai áp dụng vào lĩnh vực của đơn vị: không
          II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm
- Sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng, ngành, đơn vị cấp trên trong quá trình thực hiện.
- Đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, sáng tạo sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguy cơ; giải pháp, trong đó, tập trung vào các nội dung:
- Trình độ dân trí chưa cao, việc tiếp cận công nghệ thông tin còn khó khăn. Đa số là người già nên không có trang bị về CNTT và thành thạo trong các thao tác.
- Người dân đang còn mong muốn thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp vì dễ thực hiện hơn.
- Nhiều người dân phản ánh thực hiện dịch vụ công gây phiền hà hơn hồ sơ trực tiếp mặc dù đã được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn.
- Các trường thông tin kê khai còn nhiều đặc biệt là thông tin nơi cư trú (thường trú, tạm trú, nơi ở hiện tại), khi tiếp nhận hồ sơ không khớp dẫn đến phải trả hồ sơ.
- Hệ thống đường truyền đã cơ bản đáp ứng được việc xử lý công việc tuy nhiên đôi lúc mạng còn chậm, đường truyền không ổn định đã ảnh hưởng tới việc xử lý hồ sơ của công dân.
- Có nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ tuy nhiên chỉ được đào tạo trình đọ CNTT cơ bản; chưa có nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có cán bộ chuyên trách CNTT phục vụ triển khai chính quyền số.
Từ những khó khăn, vướng mắc đề xuất các giải pháp sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn về triển khai dịch vụ công cho cán bộ làm công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền.
- Khi đã có số định danh nên giảm các mục kê khai không cần thiết.
            III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022
  1. Tiến độ triển khai nhiệm vụ đề ra theo lộ trình:
- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ công tác, thực hiện các chỉ tiêu được cấp trên giao.
- Bám sát nhiệm vụ theo lộ trình của Đề án 06 đề ra để đạt kết quả cao nhất.
2. Đánh giá nguy cơ, tồn tại, khó khăn, vướng mắc:
- Khó khăn trong việc tiếp cận CNTT để thực hiện dịch vụ công của người dân.
- Phản ánh trái chiều của người dân cho rằng thực hiện dịch vụ công gây phiền hà, mất thời gian.
3. Giải pháp thực hiện:
- Giao chỉ tiêu công tác cho từng bộ phận để tổ chức thực hiện.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
- Hỗ trợ khinh phí đầu tư trang thiết bị, máy vi tính, máy in, máy scan để phục vụ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.
- Mở các lớp đào tạo công nghệ thông tin, các lớp tập huấn việc đăng ký, sử dụng, vận hành cổng thông tin dịch vụ công; tiếp nhận xử lý hồ sơ; liên thông kết nối dữ liệu với các ngành, các lĩnh vực.
- Bố trí nguồn nhân lực có trình độ CNNT chất lượng cao để triển khai, phát triển ứng dụng và thúc đẩy phát triển số hoá chính quyền.
Trên đây là báo cáo Sơ kết 06 tháng đầu năm 2022 về tình hình thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Tổ Công tác Đề án 06 xã Cẩm Hà./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Công an huyện;
- TT ĐU xã;
- TT HĐND xã;
- Thành viên Tổ công tác Đề án 06 xã;
- Lưu: VT, CAX.
 
TỔ CÔNG TÁC ĐỀ ÁN 06 XÃ




CHỦ TỊCH UBND XÃ
Nguyễn Văn Hùng


 

Các văn bản cùng thể loại "Văn bản"

Tìm kiếm văn bản
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay281
  • Tháng hiện tại14,799
  • Tổng lượt truy cập150,557
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây