Quyết định Quy chế Văn hoá công vụ tại Ủy ban nhân dân xã

Quyết định Quy chế Văn hoá công vụ tại Ủy ban nhân dân xã

Số kí hiệu Số: 218/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/01/2022
Thể loại Văn bản
Lĩnh vực Văn bản chỉ đạo điều hành
Cơ quan ban hành Khác
Người ký Nguyễn Văn Hùng

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CẨM HÀ
  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 218/QĐ-UBND
 
Cẩm Hà, ngày  01 tháng  01 năm 2022
                       
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân xã
 
 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

  Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 129/QĐ – TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ – UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành quy chế văn hóa công vụ tại các cơ qua, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Xét đề nghị của Văn phòng – Thống kê xã.
QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hoá công vụ tại Ủy ban nhân dân xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
 Văn phòng – Thống kê, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức tại đơn vị căn cứ Quyết định thi hành.
  Nơi nhận:
- TT Đảng ủy – HĐND ;
- Lãnh đạo UBND xã ;
- MTTQ xã ;
- Như điều 2 ;
- Lưu VT.
 






 
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng



 
 


 
   
  ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CẨM HÀ
  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
       
               
QUY CHẾ
Văn hoá công vụ tại Ủy ban nhân dân xã
(Ban hành kèm theo Quyết định số 218/QĐ-UBND
Ngày 27 tháng 12 năm 2020 của UBND xã)
___________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về tinh thần, thái độ văn hóa công vụ; chuẩn mực về đạo đức, lối sống, giao tiếp ứng xử; trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội; quy định bài trí công sở và xây dựng môi trường làm việc văn minh tại UBND xã bao gồm các đối tượng:
1. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã;
2. Các ban, ngành, đoàn thể tại xã.
Điều 2. Mục đích, nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở
Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
  1. Mục đích:
- Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách tại đơn vị;
- Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và xã hội.
2. Nguyên tắc:
- Xây dựng môi trường văn hóa công vụ văn minh, hiện đại gắn với nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hóa nền hành chính nhà nước;
- Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;
2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại;
3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.

Chương II. 
TINH THẦN, THÁI ĐỘ LÀM VIỆC; CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 5. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách
1. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc và uy tín cơ quan; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ; công chức, cán bộ không chuyên trách phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm:
a) Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”;
b) Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc, chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không làm việc riêng trong giờ làm việc hành chính.
c) Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân, đại diện tổ chức đúng quy định, quy trình;
d) Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, lãnh đạo không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín;
đ) Chấp hành nghiêm các quy định về việc phải làm và không được làm khi thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan;
e) Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc và các quy chế nội bộ của tại đơn vị.
Điều 6. Chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách
1. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.
2. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách tuyệt đối không được tham gia vào các tệ nạn xã hội, tệ “tham nhũng vặt”; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc đúng nơi quy định.
3. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, chấp hành nghiêm Luật An ninh mạng, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ;
4. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.
Điều 7. Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách với cấp trên
1. Tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng. Tôn trọng và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo công việc với cấp trên.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyết định của cấp quản lý trực tiếp. Trường hợp có quyết định của cấp trên cấp quản lý trực tiếp thì cán bộ, công chức phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp của mình về việc thực hiện quyết định đó. Khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu thấy có căn cứ trái pháp luật phải báo cáo ngay bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra.
Điều 8. Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách với đồng nghiệp
1. Có thái độ tôn trọng, tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự uy tín của đồng nghiệp.
2. Thẳng thắn phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực của đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che khuyết điểm, không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ; xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình; không phản ánh sai sự thật về đồng nghiệp nhằm bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín của đồng nghiệp.
Điều 9. Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách với người dân
1. Tại cơ quan làm việc:
a) Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình. Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân; không nhận tiền, tài sản, lợi ích bất hợp pháp từ phía các cơ quan, doanh nghiệp và người dân dưới mọi hình thức; đấu tranh, ngăn chặn tệ “tham nhũng vặt”.
b) Thái độ tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân;
c) Thực hiện “4 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; “4 luôn”: Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ;
d) Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót;
đ) Trường hợp những yêu cầu của người dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn họ đến đúng đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
2. Tại khu dân cư và nơi công cộng:
a) Tại khu dân cư:
Gương mẫu thực hiện, tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, người dân tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hương ước, quy ước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, việc tang, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức, các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi.
b) Tại nơi công cộng:
Gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy tắc công cộng; không vi phạm các quy định về đạo đức, về thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc.
Không tham gia, xúi giục, kích động hoặc bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người khác.
Điều 10. Ngôn ngữ, thái độ giao tiếp, ứng xử và sử dụng điện thoại
1. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Thái độ, tác phong phải văn minh, lịch sự.
2. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải xưng tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; điều chỉnh âm lượng giọng nói của mình vừa đủ nghe, tránh ảnh hưởng đến công việc của người xung quanh.
3. Tắt chuông điện thoại di động trong các cuộc họp, hội nghị. Trường hợp cần thiết, việc sử dụng điện thoại di động phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc họp, hội nghị.
Chương III. 
TRANG PHỤC, LỄ PHỤC VÀ THẺ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC

Điều 11. Trang phục
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng; đi giày hoặc dép có quai hậu, phù hợp với thời tiết, tính chất công việc.
2. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách làm việc tại các Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả phải mặc đồng phục khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Đối với những ngành có quy định riêng về mặc đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành.
4. Trang phục tại lễ chào cờ đầu tháng: Nam mặc áo sơ mi màu sáng thắt cravat, quần sẫm màu hoặc comple; nữ mặc áo dài truyền thống hoặc comple, trang phục công sở, những ngành có quy định riêng về mặc đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. Tùy theo thời tiết, các cơ quan, đơn vị có sự điều chỉnh, quy định thống nhất, tạo sự trang nghiêm của buổi lễ.
Điều 12. Lễ phục
Lễ phục của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách:
- Nam: Bộ comple nam, áo sơ mi trắng thắt cravat hoặc lễ phục ngành.
- Nữ: Áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ, lễ phục ngành.
Tùy tình hình thời tiết tại thời điểm tổ chức hoạt động, thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng lễ phục phù hợp.
Điều 13. Thẻ cán bộ, công chức
1. Cán bộ, công chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Thẻ cán bộ, công chức thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư số 06/2008/TT-BNV ngày 22/12/2008 của Bộ Nội vụ về việc quy định về mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Chương IV. 
BÀI TRÍ CÔNG SỞ
MỤC 1. QUỐC HUY, QUỐC KỲ
Điều 14. Treo Quốc huy
Quốc huy được treo trang trọng tại hội trường UBND xã. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng. Quốc huy phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc, họa tiết đã được Hiến pháp quy định.
Điều 15. Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc hội trường UBND xã. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
2. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và tổ chức lễ tang.
MỤC 2.
BÀI TRÍ CÔNG SỞ
Điều 16. Biển tên cơ quan
Cơ quan phải có biển tên được gắn tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan. Cách thể hiện biển tên cơ quan theo quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BNV ngày 07/8/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 17. Phòng làm việc
1. Phòng làm việc phải thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.
Trong trường hợp đặc biệt: Khách đến làm việc là người khuyết tật thì cơ quan có người hướng dẫn, giúp đỡ.
2. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên chức danh cán bộ, công chức, phòng có từ 02 người trở lên phải niêm yết danh sách, chức vụ cán bộ, công chức, trước cửa phòng làm việc. Tại bàn làm việc phải có biển tên và chức danh của cán bộ, công chức.
3. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, khoa học, hợp lý, vừa thuận tiện trong công việc, vừa đảm bảo yêu cầu về an toàn cháy, nổ.
4. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong phòng làm việc và trong cơ quan; không lập bàn thờ, thắp hương; không nấu nướng; ăn, uống rượu, bia trong phòng làm việc.
Điều 18. Phòng họp và hội trường
Bố trí treo Quốc kỳ, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ; phông, cỡ chữ và vị trí treo khẩu ngữ, băng rôn; sắp xếp bàn ghế ở trong phòng họp, hội trường đảm bảo hợp lý và theo quy định chung.
Điều 19. Phòng tiếp dân và khu vực để phương tiện giao thông
Bố trí phòng tiếp dân theo quy định; bố trí khu vực để phương tiện giao thông và đảm bảo an toàn phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi, đỗ phương tiện giao thông của cá nhân, tổ chức đến giao dịch, làm việc.
Điều 20. Khuôn viên, cây xanh; cầu thang, hành lang, khu vệ sinh
1. CBCC phải quan tâm đến mỹ quan khuôn viên UBND xã. Cầu thang, hành lang, sân vườn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
2. Khu vực vệ sinh công cộng phải có biển chỉ dẫn, quy định rõ khu vực của Nam, Nữ riêng, được vệ sinh sạch sẽ, các thiết bị vệ sinh phải đảm bảo luôn hoạt động tốt.
Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm thực hiện
1. Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách tại đơn vị tập trung nghiên cứu các nội dung tại quy chế này để tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Văn phòng UBND xã có trách nhiệm tham mưu tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Quy chế này; theo dõi, tham mưu lãnh đạo UBND xã tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện các nội dung của quy chế. Đưa việc thực hiện Quy chế vào tiêu chí đánh giá, phân loại hàng năm đối với tập thể, cán bộ, công chức, tại đơn vị.
4. Ban văn hóa tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã.
5. Mặt trận tổ quốc tham gia giám sát quá trình thực hiện quy chế này của CBCC, cán bộ không chuyên trách tại đơn vị.
6. Quá trình thực hiện, trường hợp có những vấn đề vướng mắc, phát sinh CBCC, cán bộ không chuyên trách phản ánh qua văn phòng UBND xã để tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBND xã xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
ỦY BAN NHÂN D

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Văn bản"

Tìm kiếm văn bản
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay710
  • Tháng hiện tại10,461
  • Tổng lượt truy cập146,219
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây